Một số đặc trưng của tín dụng cá nhân theo quy định mới?

Screenshot 96(1)

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó hoạt động tín dụng ra đời…

1. Khái niệm và đặc trưng tín dụng

1.1 Khái niệm

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, xuất phát từ nhu cầu cho vay và đi vay của những người thiếu vốn và những người thừa vốn trong cùng một thời điểm đã hình thành nên quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội và trên cơ sở đó hoạt động tín dụng ra đời. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản:
(1) Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định
(2) Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo  ngôn ngữ kinh tế là lăi suất.
Theo giáo trình tín dụng ngân hàng, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
Theo luật các tổ chức tín dụng 2010, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản
tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Trong hoạt động cấp tín dụng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất, đặc biệt là trong mảng TDCN.

1.2 Ðặc trưng của tín dụng

Cho vay là một phần của hoạt động cấp tín dụng, vì vậy cho vay cũng mang
những đặc trưng của hoạt động tín dụng nói chung.
Một là, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Người ta chỉ cho vay khi người ta tin tưởng, người đi vay có ý muốn trả nợ và có khả năng trả nợ. Đồng thời người ta tin rằng người sử dụng lượng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị cao hơn, đạt hiệu quả sau một thời gian nhất định, người cho vay cũng tin tưởng người đi vay có ý muốn trả nợ thì quan hệ tín dụng mới xảy ra. Như vậy có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Hai là, tính hoàn trả. Đối với quan hệ tín dụng thì đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả. Trong tính hoàn trả thì lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn về cả thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận : Gốc và lãi. Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh lệch này là giá trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Mặt khác nếu không có sự hoàn trả thì đó là quan hệ tín dụng không hoàn hảo.
Ba là, tính thời hạn. Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai. Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Bốn là, tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro. Do sự không cân xứng về thông tin và người cho vay không hiểu rõ hết về người đi vay. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
Tuy nhiên trong thực tế không phải mọi việc lúc nào cũng diễn ra một cách trôi chảy, không hiếm trường hợp người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra. Đó là trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay, người đi vay không thể thực hiện được việc trả nợ cho người cho vay dẫn đến các khoản nợ bị quá hạn. Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng, là sự báo hiệu của rủi ro.

2. Cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân

2.1 Khái niệm

Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Với vai trò là trung gian tài chính, các NHTM đứng tra huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ những người dư thừa vốn, đồng thời phân phối lại cho những người cần vốn trong xã hội. Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để các tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”. Như vậy tín dụng có thể thể hiện dưới các hình thức khác nhau: tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản ( cho thuê tài chính), tín dụng bằng chữ tín( bảo lãnh). Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tye trọng lớn nhất.
Nếu căn cứ vào chủ đề cho vay vốn, tín dụng có thể được chia làm 3 loại: tín dụng doanh nghiệp( tín dụng buôn bán), tín dụng cá nhân( tín dụng bán lẻ) và tín dụng cho các tổ chức tài chính. Trong đó, tín dụng cá nhân là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú, sửa chữa, xây dựng nhà cửa, nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy… ; nhu cầu chi tiêu hằng ngày; nhu cầu chi đào tạo, y tế giáo dục; nhu cầu phát triển kinh doanh hộ gia đình…
Trên thế giới, tín dụng cá nhân đã được phát triển mạnh mẽ từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Các ngân hàng không chỉ giới hạn hoạt động cấp tín dụng với  các khách hàng doanh nghiệp, mà đã chủ trọng hơn nhiều đến khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam, cho vay với khách hàng cá nhân chỉ bắt đầu từ những năm 1993-1994, thời gian đầu chỉ tập trung vào cho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn đơn điệu. Những năm gần đây, cho vay cá nhân có xu hướng nở rộ cùng sự phát triển của kinh tế xã hội thời kì mở cửa. Với thị trường rộng lớn hơn 88,5 triệu dân, mà trong đó chủ yếu là dân số trẻ, với mức thu nhận ngày càng lớn và phong cách sống hiện đại, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm lớn, mảng tín dụng cá nhân hứa hẹn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng và có tính cạnh tảnh cao cho các ngân hàng

2.2 Đặc điểm

Tín dụng cá nhân là một loại hình của tín dụng, vì vậy nó mang những đặc điểm chung của tín dụng
Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, khi có lòng tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, hiệu quả và có khả năng trả nợ ( gốc và lãi) đúng hạn.
Thứ hai, đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị. Nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động; do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hoàn trả vốn huy động. Để xác minh thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn của nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển của đối tượng cho vay. Nếu nguồn vốn của ngân hàng ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn; và ngược lại, nếu nguồn vốn của ngân hàng không ổn định và kỳ hạn ngắn, ngân hàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn để đảm bảo tính thanh toán. Đồng thời, thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ vận động vốn của người đi vay, khi đó đến kỳ trả nợ mà khách hàng vẫn chưa có nguồn vốn để trả, gây khó khăn cho khách hàng. Nhưng nếu thời hạn vay dài hơn chu kì luân chuyển vốn, khách hàng rất có thể sẽ sủ dụng vốn vay không đúng mục đích vay mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân, thời hạn vay thường ngắn và trung hạn vì các khoản vay thường nhỏ, nhằm trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng cần thiết.
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Đây chính là thuộc tính riêng của tín dụng. Người đi vay phải trả thêm một khoản lãi ngoài gốc, là chi phí của việ sử dụng vốn vay. Đây là nguồn để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt đọng, cũng như tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng phải xác định lãi suất thực dương, hay lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát)
Ngoài ra, hoạt động tín dụng cá nhân còn mang một số đặc điểm riêng như sau:
+ Quy mô: quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay có số vốn tương đối và chỉ bổ sung phần còn thiếu. Tuy nhiên đối tượng vay là tất cả cá nhân trong xã hội với nhu cầu hết sức đa dạng. Di đó tổng quy mô các khoản tín dụng cá nhân là cũng khá lớn.
+ Lãi suất: lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Đối với cấc khoản vay cá nhân, ngân hàng thường tốn nhiều chi phí cho việc xác định thẩm định và xét duyệt vay. Số lượng các khoản vay thì rất lớn nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ. Để bù đắp chi phí và thu lợi nhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn só với cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng quan tâm đến số tiền mà mình phải trả hơn là lãi suất mà mình phải chịu.
+ Nhu cầu vay: nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ. Nguồn trả nợ này có thể có những biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ. Sự kiểm soát các nguồn thu này nhiều khi rất khó khăn.
+ Rủi ro: các khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao hơn cho vay doanh nghiệp. Chất lượng thông tin tài chính do khách hàng cung cấp thương không cao. Tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay, song nó lại là yếu tố định tính, rất khó xác định. Ngoài ra, do nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân chủ yếu từ thu nhập của người vay, có thể có những biến động lớn. Khả năng trả nợ của khách hàng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, đặc biệt nếu người vay chết ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi nợ.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Rate this post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
.
.
.
.
Exit mobile version