Nhà chung cư là nhà trong đó có nhiều căn hộ riêng biệt, độc lập với nhau nhưng có những phần diện tích hoặc trang thiết bị sử dụng chung.

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014: “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ nhà hoặc là sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu những căn hộ độc lập trong nhà chung cư đó. Phần diện tích chung này là phần sở hữu không thể phân chia.

Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư.

2. Phân biệt nhà chung cư, tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư

2.1. Điểm chung:

(i) Đều có phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng. Trong đó, Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó. Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư. Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.

Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư, tòa nhà chung cư và cụm nhà chung cư bao gồm: a) Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó; b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư; c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

2.2. Điểm khác nhau:

Về mô hình: nhà chung cư là một nhà (từ 02 tầng trở lên); tòa nhà chung cư là một khối nhà còn cụm nhà chung cư là tập hợp của 02 hay nhiều khối nhà.

Về thủ tục: xây nhà chung cư thì phải cấp giấy phép xây dựng, xây tòa nhà chung cư và cụm nhà chung cư phải có quy hoạch và hồ sơ dự án.

3. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư

3.1. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư

Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:

– Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó.

– Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư.

– Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

3.2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư

Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:

– Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại (1); nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư.

– Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư.

Bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.

– Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt.

– Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.

3.3. Chỗ để xe và việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư

– Chỗ để xe phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư bao gồm xe ô tô, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe đạp và xe cho người khuyết tật thì chủ đầu tư phải xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thiết kế được phê duyệt và phải được sử dụng đúng mục đích.

Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với chỗ để xe được quy định như sau:

+ Đối với chỗ để xe đạp, xe dùng cho người khuyết tật, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư;

+ Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư quyết định mua hoặc thuê; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư và chủ đầu tư không được tính vào giá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này.

Việc bố trí chỗ để xe ô tô của khu nhà chung cư phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên cho các chủ sở hữu nhà chung cư trước sau đó mới dành chỗ để xe công cộng.

– Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

4. Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư đã có sổ hồng

Bước 1: Thỏa thuận ban đầu giữa bên mua và bên bán

Cả hai bên cần thỏa thuận tiền cọc trước khi xem tình trạng pháp lý như sổ hồng. Bên mua phải ra phòng địa chính của phường nơi căn chung cư tọa lạc để kiểm tra xem chung cư đó  có đủ điều kiện mua bán hay không. Sau đó hai bên sẽ thỏa thuận một số điều khoản như sau:

  • Số tiền đặt cọc bao nhiêu?
  • Thời gian ra hợp đồng công chứng và cần thanh toán bao nhiêu phần trăm giá trị căn hộ và giữ lại bao nhiêu đến khi thủ tục hoàn tất.
  • Thời gian bàn giao và các thứ đi kèm căn hộ. Hai bên thỏa thuận chi phí công chứng và các loại thuế ai đóng.

Thông thường bên bán sẽ chi trả chi phí công chứng và các loại thuế trước bạ ( tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận của hai bên để đóng thuế và phí thấp nhất có thể).

Bước 2: Đặt cọc căn hộ

Việc đặt cọc ngoài bên mua và bên bán thì cần có người làm chứng. Nếu cẩn thận hơn thì có thể ra văn phòng công chứng để tiến hành làm hợp đồng, tuy việc này sẽ tốn một khoản chi phí nhỏ nhưng đảm bảo cho bên mua. Văn phòng công chứng sẽ kiểm tra trên hệ thống về tính pháp lý của căn hộ cho bạn được yên tâm.

Bước 3: Hợp đồng công chứng

Đến giai đoạn này hai bên cần ra phòng công chứng để tiến hành ký hợp đồng theo mẫu soạn sẵn của Phòng công chứng. Bên mua sẽ thanh toán số tiền đúng với thỏa thuận trước đó và bên bán sẽ bàn giao giấy tờ. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
  • Tờ khai thuế trước bạ
  • CMND và hộ khẩu bên bán nhà
  • Nếu đã kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Lưu ý là mỗi giấy tờ phải có 2 bản bao gồm bản chính và bản photo. Đối với bên mua nhà cần mang CMND và hộ khẩu.
Trong trường hợp người giao dịch là tổ chức thì khi đi công chứng cần mang theo giấy phép kinh doanh và con dấu của công ty. Phải có mặt của vợ chồng và nếu là công ty thì phải là người đại diện theo pháp luật.

Bước 4: khai thuế với cơ quan nhà nước

Sau khi hoàn thành các thủ tục đặt cọc, hai bên sẽ tiến hành khai thuế với chi cục thuế. Nếu không có gì thay đổi thì thường trong vòng 7 ngày sẽ tiến hành xong các giấy tờ hồ sơ lên cục thuế và hẹn ngày đóng thuế. Hai bên cần lưu ý là sau khi ký hợp đồng công chứng phải ra khai thuế trong vòng 10 ngày. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị khi khai báo thuế:

  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng của bên mua.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ căn hộ.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ cũ
  • CMND và hộ khẩu của bên mua và bên bán
  • Các tờ khai thuế theo mẫu ở quận

Bước 5: hoàn tất thủ tục sở hữu nhà

Đây là bước cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong việc sở hữu nhà theo pháp luật. Các giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng của bên Mua
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
  • Tờ khai thuế trước bạ cũ/ tờ khai thuế trước bạ cũ
  • CMND và hộ khẩu bên mua
  • Khai các tờ khai đăng ký biến động tài sản của các quận.

Lưu ý sau khi nộp đầy đủ giấy tờ hồ sơ thì cơ quan nhà nước sẽ cho giấy phép hẹn khoảng 3 tuần để lấy sổ đã được đăng hộ.

5. Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng

Bước 1: Bên mua và bên bán kí hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư và công chứng tại văn phòng công chứng. Khi kí kết hợp đồng cần mang theo hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư.

Bước 2: Bên bán nộp bản sao hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán căn hộ, biên lại nộp tiền mua nhà cho cơ quan thuế để khai báo thuế và đóng thuế thu nhập cá nhân.

Bước 3: Bên mua nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng hợp đồng, bao gồm:

  • Bản sao biên lai thuế thu nhập cá nhân
  • Bản sau hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng cho CĐT xác nhận vàn văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ

Bước 4: Sau khi có sự xác nhận của CĐT và hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán căn hộ thì bên mua tiến hành các thủ tục để xin cấp sổ hồng.

Bước 5: Nộp hồ sơ cấp giấy phép chứng nhận sở hữu nhà, bao gồm các hồ sơ cần thiết:

Văn bản chuyển giao hơp đồng mua bán căn hộ có công chứng

Bản sao hợp đồng mua bán nhà với CĐT

Biên lai nộp tiền mua nhà trong hợp đồng mua bán nhà với CĐT