Xử lý tài sản liên quan khi phạm tội mua bán ma túy ? Mức phạt mua ma túy lần đầu

Tài sản bị công an thu giữ (phương tiện, xe cộ) khi bắt ma túy có được trả lại không ? Tiền thu lợi từ hoạt động mua bán ma túy có bị tịch thu ? Hình phạt với tội mua bán ma túy, tàng trữ ma túy là gì ? Luật sư giải đáp cụ thể:

1. Xử lý tài sản liên quan khi phạm tội mua bán ma túy ?

Kính chào Luật sư! Vợ chồng tôi có mua một chiếc xe máy đứng tên chồng tôi, nhưng anh ấy bị bắt vì tội mua ma túy khi đang đi trên xe đó. Hiện tại chồng tôi bị tạm giữ và cơ quan điều tra vẫn đang giữ xe.
Vậy cho tôi hỏi, chiếc xe đó sẽ bị xử lý như thế nào và nếu bị tạm giữ thì sẽ giữ đến khi nào ?
Xin cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Tuyên Thụy & Cộng Sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Vật chứng là gì?

Vật chứng trong vụ án hình sự được định nghĩa tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Hai khái niệm vật chứng và chứng cứ, cần phân biệt: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Thực ra, đối với hai khái niệm này, không hẳn chúng tách biệt nhau hoàn toàn bởi xét về phạm vi thì chứng cứ rộng hơn, bao hàm cả khái niệm vật chứng, bởi theo định nghĩa trên đây thì những vật chứng trong vụ án nếu được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cũng được coi là chứng cứ, tuy nhiên nếu nói ngược lại, chứng cứ thì chưa chắc đã là vật chứng, chẳng hạn: lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bạn lưu ý điểm khác biệt này để có cách hiểu chính xác khi tiếp cận nguồn thông tin về các khái niệm.

2. Quy định của pháp luật về xử lý tang chứng, vật chứng liên quan đến tội phạm ?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tịch thu vật liên quan đến tội phạm như sau:

“Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”

Ngoài ra, tại Điều 106 BLTTHS năm 2015 có quy định về xử lý vật chứng, cụ thể:

“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;…”

Theo các quy định trên, công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Xét trong trường hợp của bạn, tài sản (chiếc xe máy) là tài sản thuộc sở hữu của chồng bạn và chồng bạn đã sử dụng nó vào việc phạm tội nên dẫn đến tài sản (chiếc xe máy) đó sẽ bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0277.3.869.777 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Công ty Luật Tuyên Thụy & Cộng Sự.

2. Phải làm gì khi công an bắt quả tang có ma túy giấu trong xe máy ?

Thưa luật sư, Em cho bạn mượn xe máy mà bạn em bị bắt do tàng chữ vận chuyển ma tuý đá. Vậy em có phải là đồng phạm không ạ. Em có đc lấy lại xe không ạ ?
Cảm ơn luật sư!
Người gửi : Nguyễn Văn A

 

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định, hướng dẫn tại Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ hai, căn cứ để xác định vụ án đồng phạm:

Một làcăn cứ khách quan gồm căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án, căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu quả do vụ án đồng phạm gây ra.

– Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 17 BLHS năm 2015 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

– Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.

– Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

Hai là: Căn cứ chủ quan. Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại.

Như vậy, nếu bạn biết trước được hành vi mượn xe máy của người bạn là để phạm tội mà bạn vẫn cho mượn thì bạn sẽ bị coi là đồng phạm và ngược lại.

 

3. Hình phạt khi cho mượn xe buôn bán ma túy ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi cho một người bạn mượn xe và người bạn cửa tôi lại cho một người khác mượn xe người đó sử dụng vào việc buôn bán ma túy thì chiếc xe của tôi có bị tịch thu không ? Tôi và bạn tôi không hề biết ?
Mong luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn:

Chiếc xe máy khi bị tịch thu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội không thuộc quyền sở hữu của người phạm tội. Theo đó, phương thức xử lý vật chứng được quy định tại điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

Điều 106. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, nếu chiếc xe của bạn bị dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội mà bạn không biết rõ về mục đích sử dụng này của người phạm tội thì bạn sẽ được nhận lại tài sản này.

4. Gọi điện mua hộ ma túy có bị phạt tù không ?

Chào luật sư! tôi có một câu hỏi muốn hỏi luật sư:Tôi có một cô bạn và anh trai (anh T) của cô ấy hôm trước khi đi chơi cùng nhóm bạn. Bạn anh T muốn mua ma tuý đá nhưng không biết chỗ nên anh T đã gọi điện mua hộ. Chỉ là gọi hộ thôi còn khi mua bán trao đổi thì anh T không liên quan, buổi tuối hôm đó nhóm bạn bị công an bắt. Tôi muốn hỏi là anh T sẽ bị phạm tội gì và tù bao nhiêu năm?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: P.T.H

Trả lời:

Có hai trường hợp xảy ra ở đây:

– Trường hợp 1: nếu anh T gọi điện nhờ mua hộ mat túy cho bạn và bạn a ấy chỉ để dùng không nhằm mục đích mua bán thì anh T không bị xử lý hình sự về tội mua bán hay tàng trữ ma túy mà chỉ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình .

– Trường hợp 2: anh T gọi điện nhờ mua hộ ma túy đá với mục đích mua bán trái phép chất ma túy thì hành vi của anh có thể bị xử lý về tội mua bán trái phép chết ma túy. Còn nếu anh T chỉ gọi còn bạn anh T mới là người mua bán trao đổi thì anh T có thể là người giúp sức và phạm tội là người đồng phạm của tội mua bán trái phép chất ma túy

Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Trân trọng./.

5. Tư vấn khung hình phạt với tội cất giấu ma túy ?

Kính thưa luật sư! Anh trai tôi vừa mới bị công an bắt giữ về tội cất giấu chất ma túy trong người khi đang tiêu thụ với trọng lượng thu giữ tại nơi thực hiện hành vi là 150 gam ma túy tổng hợp dạng đá. Anh trai tôi đã có 1 tiền án tiền sự về tội cướp tài sản và mới ra tù từ tháng 9 năm 2014. Anh tôi phạm tội gì ? Gia đình tôi kính mong Luật Sư giải đáp về hành vi phạm tội của anh tôi nói trên sẽ phải chịu khung hình phạt như thế nào ?
Xin trân thành cảm ơn !
Người gửi: H

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì công an bắt được anh bạn khi đang cất giấu chất ma túy trong người khi đang tiêu thụ với trọng lượng thu giữ tại nơi thực hiện hành vi là 150gam ma túy.

Như vậy, anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo điều 149 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

Tàng trữ trái phép chất ma túy được hiểu là là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. Anh bạn bị bắt khi đang cất giấu trong người 150g ma túy, cho nên với số lượng ma túy này anh bạn sẽ bị xử lý hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mặt khác, anh bạn bị bắt khi đang đi tiêu thụ ma túy. Nếu công an chứng minh được anh bạn cất giấu ma túy để đi bán thì anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

 

Theo điều luật này thì tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác cũng được coi là mua bán trái phép chất ma túy, nên nếu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chứng minh là việc cất giấu này nhằm mục đích bán trái phép cho người khác thì anh bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điều 51, điều 52 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Theo thông tin bạn cung cấp thì anh bạn có tiền án tiền sự về tội trộm cắp tài sản, mới ra tù tháng 9/2014. Như vậy, anh bạn có thể thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Anh bạn có tiền án tiền sự về tội trộm cắp tài sản nhưng bạn không nói rõ theo khoản nào điều 138 BLHS nên chúng tôi chia làm 2 trường

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0277.3.869.777

Rate this post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz
0
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
.
.
.
.
Exit mobile version