09 công việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp tại Đồng Tháp
Hiểu được sự băn khoăn và lo lắng của doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục pháp lý gì tiếp theo để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Để giải đáp thắc mắc đó, Công ty Luật Tuyên Thụy và Cộng sự gửi đến Quý khách hàng bài viết sau:
1. Khắc con dấu
Quý khách tự mình quyết định loại dấu (tròn, vuông,…), số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Kể từ ngày 01/01/2021 sau khi thành lập thì Doanh nghiệp không còn phải thực hiện nghĩa vụ thông báo mẫu dấu như trước đây.
Quý khách hàng có thể liên hệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ khắc con dấu để thực hiện việc Khắc dấu theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
2. Mở và Thông báo số tài khoản ngân hàng
Quý khách hàng có thể liên hệ các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp mình.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, Quý khách hàng phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp, chứ không cần thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa. (Điều 59 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
3. Khai và nộp lệ phí môn bài
Doanh nghiệp mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới) được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Tuy nhiên, doanh nghiệp khi mới ra hoạt động kinh doanh có trách nhiệm kê khai lệ phí môn bài cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp (Nghị định 22/2020/NĐ-CP).
Sau năm đầu thành lập được miễn lệ phí môn bài, hằng năm, doanh nghiệp và đơn vị phụ thuộc phải thực hiện nộp lệ phí môn bài cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm.
Mức thu lệ phí môn bài của doanh nghiệp được căn cứ theo vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng | 3,000,000 đồng/năm |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống | 2,000,000 đồng/năm |
4. Hồ sơ thuế ban đầu
Các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan thuế bao gồm giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán;
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;
- Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;
- Văn bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (nếu có tài sản cố định);
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.
5. Treo biển hiệu “Doanh nghiệp”
Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn, doanh nghiệp phải được treo biển hiệu ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin theo Điều 34 Luật Quảng cáo 2014 như sau:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Địa chỉ, số điện thoại.
Chữ viết thể hiện trên biển hiệu phải là tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Ngoài ra, Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở Doanh nghiệp còn bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
6. Thực hiện nghĩa vụ góp vốn cam kết
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản thì thành viên, chủ sở hữu, cổ đông phải thực hiện góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết/ thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trước khi đăng ký thành lập đối với công ty TNHH, công ty cổ phần. (Điều 47, 75, 113 Luật DN 2020).
Trường hợp thành viên/cổ đông không góp vốn/thanh toán, hoặc chưa góp đủ/chưa thanh toán đủ thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp/kết thúc thời hạn thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp của Quý khách không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điề 28 Nghị định 50/2015/NĐ-CP.
7. Lập sổ đăng ký thành viên/đăng ký cổ đông
Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên/sổ đăng ký cổ đông ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên/ sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại: trụ sở chính của công ty hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty. (Điều 48, 122 Luật DN 2020).
Trường hợp không lập sổ đăng ký thành viên/ sổ đăng ký cổ đông Doanh nghiệp của Quý khách sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
8. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì Nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động phải đảm bảo 09 nội dung chủ yếu được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách hàng sau khi thành lập doanh nghiệp tại Đồng Tháp có sử dụng 10 người lao động trở lên thì phải đăng ký nội quy lao động tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp tại địa chỉ số 30 Tháng 4, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp. Nếu không thực hiện Doanh nghiệp của Quý khách hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
9. Kê khai và đóng bảo hiểm xã hội lần đầu
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm cho người lao động có trách nhiệm tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký bảo hiểm để nộp cho Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. (Điểm a Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Hiện nay, các Cơ quan BHXH ưu tiên thực hiện các thủ tục bảo hiểm thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua các phần mềm kê khai bảo hiểm trực tuyến, nếu doanh nghiệp có chữ ký số thì có thể đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc phần mềm để sử dụng.
Trường hợp doanh nghiệp Không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng thì bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Trên đây là một số thông tin theo quy định pháp luật hiện hành về các công việc sau khi thành lập doanh nghiệp, thông tin này mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết quý vị vui lòng liên hệ với:
Công ty Luật Tuyên Thụy và Cộng Sự
Địa chỉ: Số 21, Quốc Lộ 30, phường Mỹ Phú, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp (Sát vách Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp).
Số điện thoại liên hệ: 02773 869 777 hoặc 0917 497 499 (Ls Mai Tuyên)
Văn phòng giao dịch Công ty Luật Tuyên Thụy và Cộng Sự tại thành phố Sa Đéc.
Địa chỉ: Số14, đường ĐT 848, phường An Hòa, Tp Sa Đéc, Đồng Tháp (Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Sa Đéc)
Số điện thoại liên hệ: 0913 123 023 (Ls Trần Tấn Thái).
Tag: Luật sư Đồng Tháp, Luật sư Tam Nông, Luật sư Cao Lãnh, Luật sư Lấp Vò, Luật sư Tháp Mười, Luật sư Hồng Ngự, Luật sư Thanh Bình, Luật sư Tân Hồng, Luật sư Sa Đéc, Luật sư Châu Thành, Luật sư Lai Vung, Luật sư giỏi, Luật sư uy tín tại Đồng Tháp, Luật sư tỉnh Đồng Tháp, Luật sư tại Đồng Tháp, Luật giỏi ở Đồng Tháp, Luật sư tranh tụng tại Đồng Tháp, Luật sư giỏi tại Đồng Tháp, Luật sư tư vấn doanh nghiệp tại Đồng Tháp, Bảng giá thuê Luật sư, Thuê luật sư ở Đồng Tháp, Thuê Luật sư ở Cao Lãnh, Luật sư thắng kiện nhiều ở Đồng Tháp, Văn phòng luật sư tại Đồng Tháp, Công ty Luật tại Đồng Tháp, Bảng giá thuê Luật sư tại Đồng Tháp, giá thuê luật sư tại Đồng Tháp, Luật sư uy tín ở Đồng Tháp, Luật sư riêng tại Đồng Tháp, Luật sư doanh nghiệp ở Đồng Tháp, Luật sư doanh nghiệp tại Đồng Tháp, Luật sư doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luật sư giỏi của tỉnh Đồng Tháp.