Trong những năm qua, có không ít Đảng viên xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn xin ra khỏi Đảng để Quý khách hàng tham khảo và dựa trện thực tiễn để áp dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể:
Chúng ta đều biết việc kết nạp Đảng viên mới phải trải qua nhiều thủ tục, quy trình hết sức khó khăn và phức tạp với nhiều công dân (như: Xét lý lịch Đảng viên, điều kiện học tập cảm tình Đảng, thành tích công tác, cán bộ Đảng viên giới thiệu và dìu dắt…). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một điều ngược lại là Xin ra khỏi Đảng và hướng dẫn cách viết đơn xin ra khỏi Đảng theo đúng điều lệ Đảng hiện nay:
1. Giới thiệu mẫu đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam:
ĐẢN CỘNG SẢN VIỆT NAM
……, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi: Chi bộ đảng :…… Đảng bộ xã….. huyện….. tỉnh …..
Họ và tên đảng viên:………………………………………………………..
Đơn vị công tác: …………………………………………………………….
Là đảng viên của chi bộ……………………..Đảng bộ xã…………..
Ngày vào Đảng: …./……/….; Ngày chính thức kết nạp Đảng: …/…./….
>> Xem thêm: Vai trò của các Đảng phái trong tổ chức, hoạt động Bộ máy nhà nước và trong bầu cử ?
Số thẻ đảng viên:…………………………………………………………….
Tôi xin trình bày với các cấu ủy Đảng nội dung như sau:
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
(Lưu ý: Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể các Đảng viên đưa ra lý do hợp lý của mình, Luật Minh Khuê chỉ đưa ra một ví dụ mang tính chất tham khảo dưới đây)
Tôi là đảng biên chi bộ xóm 5 trực thuộc Đảng bộ xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tôi đã tham gia sinh hoạt Đảng được 15 năm, trong 15 năm liền tôi luôn là Đảng viên hoàn thành tốt, xuất xắc nhiệm vụ và chưa vi phạm kỷ luật Đảng.
Hiện nay, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, tôi hiện đang là giáo viên cấp 2, trường THCS xã Giao lạc, bố mẹ chồng tôi bị bệnh hiểm nghèo và rất cần sự chăm sóc. Tôi hiện có hai con nhỏ cháu lớn 5 tuổi và cháu nhỏ 2 tuổi rất cần được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thường xuyên của cha mẹ. Trong khi đó, chồng tôi lại thường xuyên phải đi làm ăn xa nhà… Chính vì thế tôi không thể thu xếp được thời gian tham gia sinh hoạt Đảng tại chi bộ cũng như việc tham gia các công tác khác của chi bộ Đảng, Đảng bộ.
Do vậy, Tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét, và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của điều lệ Đảng để tôi có thể ổn định cuộc sống và tư tưởng hoàn thành tốt công việc mà đơn vị công tác.
Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.
>> Xem thêm: Tư tưởng chính trị pháp lý trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
…………………………………………..
ĐẠI DIỆN CHI ỦY ĐẢNG BÍ THƯ CHI BỘ ĐẢNG
Trên đây là mẫu đơn xin ra khỏi Đảng có thể viết tay hoặc đánh máy chính xác nhất mà chúng tôi có thể cung cấp cho Quý khách hàng tham khảo và áp dụng dựa trên điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của mình. Cảm ơn bạn đã tham khảo và đón đọc bài viết của Luật Minh Khuê.
2. Thủ tục xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam:
Căn cứ vào điểm 3, điều 8, của điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011) quy định:
Điều 8.
1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
2. Các trường hợp trên nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét.
3. Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Như vậy, việc hoàn thành đơn xin ra khỏi đảng là điều kiện trước tiên và tiên quyết để được chi bộ xem xét và ra quyết định.
Thủ tục xin ra khỏi Đảng Việt Nam:
>> Xem thêm: Quốc hiệu là gì ? Quy định, ý nghĩa của quốc hiệu Việt Nam
– Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ;
– Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên;
– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
3. Giới thiệu mẫu Quyết dịnh cho ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam:
Luật Minh Khuê giới thiệu kèm theo quyết định cho ra khỏi đảng (Mẫu 2A-XTĐV) để quý khách hàng tham khảo:
ĐẢNG BỘ…………………………
ĐẢNG UỶ……………………… Số:…………-QĐ/ĐU |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
……….., ngày …..tháng…..năm….. |
QUYẾT ĐỊNH
Cho ra khỏi Đảng
– Căn cứ Điều 8, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Xét báo cáo ngày..…tháng…năm của chi bộ……… , Báo cáo số…….-BC/ĐU ngày…. tháng…. năm…. của Đảng uỷ …… về việc cho đảng viên xin ra khỏi Đảng;
– Xét đơn xin ra khỏi Đảng của đảng viên…………… với lý do ……………
>> Xem thêm: Nội chính là gì ? Chức năng và nhiệm vụ của ban nội chính ?
BAN THƯỜNG VỤ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Đồng ý cho đảng viên ………………, sinh ngày… tháng….. năm, kết nạp (hoặc kết nạp lại) vào Đảng ngày….. tháng…. năm………… Quê quán……… ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 2: Ban Tổ chức, Văn phòng huyện uỷ, đảng uỷ……………….., chi bộ…… và đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
– Như điều 2 – Lưu hồ sơ quản lý |
T/M BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) |
4. Xóa tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên
Căn cứ Mục 8 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 quy định về Xóa tên đảng viên và giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên như sau:
“8.1- Xóa tên đảng viên
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
8.2- Giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
c) Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
d) Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.”
Và Mục 11 Hướng dẫn 11-HD/TW hướng dẫn vấn đề này như sau:
“11- Xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
11.1- Việc xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên
a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
b) Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xóa tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét như hướng dẫn tại Điểm 4 (4.6) của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên:
Thực hiện theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
11.2- Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục:
– Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
– Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
– Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.
– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.”
5. Trường hợp đã rời Đảng và có mong muốn vào lại thì có dễ dàng không?
Quyết định số 29/2016/TW của Ban chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng
Thứ nhất: Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng như sau:
“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Thứ hai: Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.
>> Xem thêm: Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì ? Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì thời hạn áp dụng là: phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích, làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.
Thứ ba: Thực hiện đúng quy định về thủ tục kết nạp Đảng theo Điều lệ Đảng như sau:
Đối với người vào Đảng phải :
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng (người xin kết nạp lại phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng)
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ (tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu)
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu: người giới thiệu phải là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; thực hiện việc báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
(Ở nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu).
(Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu)
Về trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ : Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.
Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương theo Hướng dẫn 01-HD/TW của Ban chấp hành Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng.
Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một. Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
Lưu ý: Việc kết nạp lại đảng viên chỉ kết nạp lại một lần.
Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Một số đối tượng sau đây sẽ không được xem xét kết nạp lại Đảng viên:
>> Xem thêm: Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo Hiến pháp
Những người trước đây ra khỏi Đảng với lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
Mọi vướng mắc pháp lý về thủ tục kết nạp Đảng viên mới, xét lý lịch Đảng viên, hay điều kiện xin ra khỏi Đảng Cộng Sản…. Quý khách có thể gọi số: 1900.6162 (nhấn máy lẻ phím 3) để được các luật sư tư vấn, hỗ trợ trực tuyến hoặc giải đáp thêm các vướng mắc.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Hỏi về mẫu đơn xin sinh con thứ ba ? Hình thức kỷ luật khi sinh con thứ ba ?
Các câu hỏi thường gặp
Câu hỏi: Thủ tục xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Trả lời:
– Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ;
– Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên;
– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
Câu hỏi: Thủ tục xin kết nạp đảng?
Trả lời:
– Có đơn tự nguyện xin vào Đảng (người xin kết nạp lại phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng)
– Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ (tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu)
– Được hai đảng viên chính thức giới thiệu: người giới thiệu phải là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm; thực hiện việc báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Câu hỏi: Điều kiện và tiêu chuẩn của Đảng viên?
Trả lời:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.