Các quy tắc thực hiện quốc gia liên quan đến biện pháp chống bán phá giá và các vấn đề khác liên quan tới chống bán phá giá

Các Quy Tắc Thực Hiện Quốc Gia Liên Quan đến Biện Pháp Chống Bán Phá Giá (2)
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về các quy tắc thực hiện quốc gia liên quan đến biện pháp chống bán phá giá và các vấn đề khác liên quan tới chống bán phá giá; Khi nào thì được áp dụng biện pháp tạm thời trong chống bán phá giá?…

1. Các quy tắc thực hiện quốc gia liên quan đến biện pháp chống bán phá giá

Rõ ràng các thành viên GATT cũng cần có quy tắc thực hiện quốc gia nếu họ muốn sử dụng phương tiện này để đối phó với các thực tiễn thương mại không công bằng. Những quy tắc này cần chỉ rõ một cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các cuộc điều tra, đưa ra các thủ tục chính xác và quy định việc rà soát về pháp lý. Nhiều nước thành viên của WT0 đã ban hành các đạo luật quốc gia tương ứng nhưng không có ích gì.

Trong 4 nước thuộc Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) thì Thụy Sỹ và Liechtenstein không có những quy tắc như thế trong luật của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ đã lựa chọn không sử dụng các biện pháp chống phá giá. Iceland và Na-Uy cũng đã ban hành một đạo luật nhưng không sử dụng trong vòng trên 10 năm gần đây.

Liên quan tới Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) – Hiệp dội này được thành lập ngày 3/5/1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)). Hiệp ước EFTA được ký ngày 4/1/1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz. Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ – chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

 

2. Phương pháp Zeroing trong thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các quy tắc chống bán phá giá của họ theo cùng một cách cứng nhắc.

Tuy nhiên, có một điểm khác đó là, hiện nay chỉ có Hoa Kỳ sử dụng ‘zeroing’ trong quyết định của nước này về việc hàng hóa nhập khẩu có phá giá hay không. Việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng.

Tất cả các quốc gia kiểm tra việc phá giá bằng cách xem xét liệu rằng hàng hóa nhập khẩu có đang được bán thấp hơn giá ‘thông thường’ hay không. Nhiều quốc gia khác kiểm tra bằng việc so sánh đơn giản giá trung bình mà các hàng hóa này được bán tại nước sản xuất với giá trung bình của các sản phẩm tương tự được bán tại thị trường nước nhập khẩu. Nếu trung bình các giá được quan sát tại nước nhập khẩu thấp hơn giá trung bình tại nước sản xuất (giá ‘thông thường’), thì doanh nghiệp nước ngoài bị cho là bán phá giá.

Tuy nhiên, với việc sử dụng zeroing, Hoa Kỳ theo dõi giá nhập khẩu dựa trên giá ‘thông thường’ xem liệu rằng giá nhập khẩu có bằng giá ‘thông thường’ hay không (đúng hơn là các mức giá được quan sát). Các giao dịch tại các giá thấp hơn giá thông thường được coi như là tại các mức quan sát giá. Kết quả của zeroing đã khiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính hạn chế hơn bản chất ban đầu của nó, do khả năng biên độ phá giá luôn xảy ra cho dù có bất kỳ một giao dịch nào diễn ra tại mức giá thấp hơn giá ‘thông thường’, thậm chí là nếu trung bình các giá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’.

Tuy nhiên, việc áp dụng zeroingcủa Hoa Kỳ đã bị phản đối ít nhất 6 lần tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược lại với các cam kết của Hoa Kỳ tại WTO.

Không kể đến những yếu tố khác, phạm vi ảnh hưởng của phương pháp zeroing đối với Hoa Kỳ (so với việc thi hành luật chống bán phá giá không sử dụng zeroing) phụ thuộc vào độ phân tán giá bán của các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Hoa Kỳ trong cuộc điều tra phá giá. Không có các ước lượng thực tế nào về độ phân tán này, nhưng những thảo luận trên giấy tờ đôi khi liên quan tới bằng chứng mà có thể cho phép đưa ra các suy luận. Bản thân bằng chứng này khá phân tán, và do đó, việc ước lượng phạm vi ảnh hưởng và chi phí của zeroing đối với Hoa Kỳ thực sự không hề chắc chắn và rõ ràng gì.

 

3. Khái niệm bán phá giá

Bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.
Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác (Thị trường nhập khẩu) lại có giá thấp hơn nhiều, bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.
Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Nhưng tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp, nguyên vật liệu, nhân công ở các nước khác nhau mà giá trị gốc sẽ khác nhau đáng kể. Nếu không quy định về bán phá giá sẽ xảy ra hiện tượng hàng hoá của các nước nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa đã có từ trước. Điều đó gây nhũng nhiễu thị trường, làm mất cân bằng sản phẩm, thành phần kinh tế và đặc biệt gây tổn hại nặng nề với những doanh nghiệp trong nước.

4. “Ngành sản xuất trong nước” theo Hiệp định chống bán phá giá

Cơ sở pháp lý: Điều 4, Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại GATT (1994).

Theo điều luật này có quy định về định nghĩa “Ngành sản xuất trong nước” như sau:

Nhằm thực hiện Hiệp định này, khái niệm “ngành sản xuất trong nước” được hiểu là dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm đó, trừ các trường hợp:

– khi có những nhà sản xuất có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hoặc chính họ là người nhập khẩu hàng hóa đang bị nghi là được bán phá giá thì khái niệm “ngành sản xuất trong nước” có thể được hiểu là dùng để chỉ tất cả các nhà sản xuất còn lại;

– trong trường hợp biệt lệ khi lãnh thổ của Thành viên có ngành sản xuất đang được xem xét bị phân chia thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh nhau và các nhà sản xuất tại mỗi thị trường có thể được coi là ngành sản xuất độc lập nếu như (a) các nhà sản xuất tại thị trường đó bán tất cả hoặc hầu như tất cả sản phẩm đang được xem xét tại thị trường đó, và (b) nhu cầu tại thị trường đó không được cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất sản phẩm đang được xem xét nằm ngoài lãnh thổ trên. Trong trường hợp trên, có thể được coi là có tổn hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất không bị tổn hại với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu hàng được bán phá giá vào thị trường biệt lập đó và điều kiện nữa là hàng nhập khẩu được bán phá giá gây tổn hại đối với các nhà sản xuất sản xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản xuất tại thị trường đó.

Khi “ngành sản xuất trong nước” được hiểu là các nhà sản xuất tại một khu vực, tức là một thị trường nhất định như được qui định tại khoản 1(ii), thuế chống phá giá sẽ chỉ được đánh vào các sản phẩm được dành riêng để tiêu thụ tại thị trường đó. Nếu như luật pháp của Thành viên nhập khẩu không cho phép việc đánh thuế chống phá giá như trên, Thành viên nhập khẩu hàng có thể đánh thuế chống phá giá một cách không hạn chế chỉ khi (a) các nhà xuất khẩu được tạo cơ hội để có thể đình chỉ việc xuất khẩu với mức giá được coi là phá giá vào khu vực nói trên hoặc bằng một cách khác nào đó có thể đưa ra đảm bảo theo đúng qui định tại Điều 8 đã không đưa ra đảm bảo thích đáng; và (b) thuế chống phá giá trên chỉ đánh vào sản phẩm của nhà sản xuất cụ thể đang cung cấp cho khu vực nói trên.

Trong trường hợp hai hoặc nhiều nước đã đạt đến mức độ hội nhập theo như qui định tại khoản 8(a) Điều XXIV của Hiệp định GATT và các nước này có được những đặc tính của một thị trường thống nhất, ngành sản xuất trong toàn bộ khu vực đã hội nhập với nhau sẽ được hiểu là ngành sản xuất trong nước được qui định tại khoản 1.

Các qui định tại khoản 6 của Điều 3 cũng được áp dụng cho Điều 4 của Hiệp định này.

 

5. Khi nào được áp dụng biện pháp tạm thời trong chống bán phá giá?

Cơ sở pháp lý: Điều 7, Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại GATT (1994). Theo đó, Điều luật quy định vấn đề này như sau:

Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:

– việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5, việc này đã được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra nhận xét;

– kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và

– các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.

Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo – bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo – tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác.

Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9 tháng.

Khi áp dụng các biện pháp tạm thời, cần tuân thủ các qui định liên quan tại Điều 9 về đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá của Hiệp định này.

Thông Tin Liên Hệ:

Địa chỉ: Số 11, Đường Nguyễn Thị Lựu, Phường 4, Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Mail: info@ttnp-law.com
Hotline: 0277.3.869.777
Website: www.ttnp-law.com
Page: https://www.facebook.com/TuyenThuy.CongSu/
Rate this post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
.
.
.
.