Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

I. Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể người lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

II. Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động

1. Việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc thứ nhất:

Việc giải quyết tranh chấp lao động phải công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.Ngoài yêu cầu về tính công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng. Chính vì thế pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động ngắn hơn so với thời hạn giải quyết các tranh chấp khác.

  • Nguyên tắc thứ hai:

Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định; bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Từ đặc điểm đặc thù của quan hệ lao động, pháp luật quy định việc giải quyết tranh chấp lao động phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm việc tự thương lượng và hòa giải giữa các bên. Việc thương lượng hòa giải giữa các bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được khuyến khích và chấp nhận cả sau khi các bên đã gởi yêu cầu giải quyết. Việc quy định nguyên tắc này nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

  • Nguyên tắc thứ ba:

Việc giải quyết tranh chấp bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp lao động so với việc giải quyết các loại tranh chấp khác.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động

Hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Bao gồm cả tranh chấp lao động tập thể về quyền lẫn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Gọi chung là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện)

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chỉ có Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động mới có thẩm quyền giải quyết. Tranh chấp lao động cá nhân cũng không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.

  • Hội đồng trọng tài lao động

Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động cá nhân, Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền giải quyết.

  • Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân.

III. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp Lao động

Liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động, chúng tôi có kinh nghiệm:

  • Giải quyết Tranh chấp lao động về xác định quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp và việc thực hiện các quy chế nói trên;
  • Giải quyết Tranh chấp về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp quyền và nghĩa vụ các bên khi thanh lý hợp đồng, đơn phương chấm dứt Hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan trách nhiệm vật chất, kỷ luật lao động;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến học nghề và bồi thường khi vi phạm.
Rate this post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
.
.
.
.