Thời gian bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?

Businessman Pulling A Clock Hand Backwards
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

1. Nội dung quyền tác giả

1.1. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân gắn với bản thân tác giả , không thể chuyển giao (có ngoại lệ) (công bố, cho phép sao chép…). Liên quan đến mối quan hệ của tác giả đối với tác phẩm( danh dự và danh tiếng) hơn là giá trị thương mại của tác phẩm , chỉ các cá nhân có quyền nhân thân và được bảo hộ vô thời hạn kể cả trong trường hợp tài sản được chuyển giao , có thể được thực thi khi tác giả qua đời .

Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

– Quyền nhân thân:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

 

Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về quyền nhân thân

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

 

1.2. Quyền tài sản

Quyền tài sản không phải là quyền tuyệt đối, quyền tài sản thể hiện ở độc quyền sử dụng có hạn chế tác phẩm dưới hình thức khác nhau, có thể chuyển giao, các quyền năng cụ thể phụ thuộc vào đặc thù của từng loại hình tác phẩm

– Quyền tài sản:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về Quyền tài sản
1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

6. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông hoặc các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.

Lưu ý:

Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

 

2. Thời gian bảo hộ quyền tác giả?

Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) thì Vô thời hạn

– Đối với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ là 50 năm kể tính từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố.Ở Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

-Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu. Đối với trường hợp tác phẩm chưa được công bố trong  thời hạn là 25 năm kể thừ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ trong trường hợp này là 100 năm.
– Các loại hình tác phẩm còn lại ( văn học – nghệ thuật): Thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tại một số quốc gia Châu Âu thì thời hạn này là 70 năm sau khi tác giả qua đời.
– Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo quy định.

– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

 

3. Quyền liên quan và thời gian bảo hộ quyền liên quan

Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Các quyền liên quan được bảo hộ gồm:

  • Quyền của người biểu diễn
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
  • Quyền của tổ chức phát sóng

 

3.1. Chủ thể được bảo hộ quyền liên quan

Nhóm những người biểu diễn: Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn, bao gồm:
Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;
Tổ chức phát sóng: Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

3.2. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định như sau:
Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:
Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm, được tính từ năm tiếp theo năm mà cuộc biểu diễn được định hình.
Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu chưa được công bố.
Thời gian bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt.
– Về thời hạn bảo hộ các quyền dành cho người biểu diễn, Công ước Rome đặt ra một thời hạn tối thiểu là 20 năm, tính từ khi kết thúc năm mà cuộc biểu diễn được định hình trong các bản ghi âm hoặc từ khi cuộc biểu diễn được tiến hành nếu nó không được định hình trong bản ghi âm. Hiệp định TRIPS và Hiệp ước WPPT đã mở rộng thời hạn này lên mức 50 năm.
Hiện nay, pháp luật hầu hết các quốc gia đều quy định thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn ở mức 50 năm.

Khoản 1 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ quy định: ” Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình “. Như vậy, pháp luật quyền liên quan Việt Nam không phân biệt thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của người biểu diễn với thời hạn bảo hộ quyền tài sản cho họ.

– Thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: Công ước Rome ( Điều 14) và Công ước Geneva ( Điều 4 ) đưa ra một mức tối thiểu cho thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm là 20 năm kể từ khi kết thúc năm bản ghi âm được công bố lần đầu tiên hoặc kể từ năm bản ghi âm được tạo ra nếu bản ghi âm chưa được công bố. Hiệp định TRIPS tại Điều 14.5 đã mở rộng mức độ bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 50 năm từ khi kết thúc năm mà việc ghi âm được tiến hành. Thời hạn bảo hộ trong khuôn khổ EU cũng được xác định tương tự.

Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009) như sau: ”Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố “. Thời hạn này là phù hợp với các quy định tại các điều ước quốc tế và tương tự như pháp luật hầu hết các nước.

– Các quyền của tổ chức phát sóng được Công ước Rome quy định bảo hộ với thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ khi kết thúc năm mà chương trình phát sóng được thực hiện; thời hạn này được nhắc lại trong TRIPS. Tại EU, các quyền của tổ chức phát sóng kéo dài 50 năm tính từ khi kết thúc năm chương trình phát sóng được thực hiện lần đầu tiên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành ( Khoản 3 Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ ), thời hạn bảo hộ quyền liên quan cho tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Rate this post
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
.
.
.
.